[tintuc]
Hướng dẫn lắp đặt điều hòa không khí gia đình

Điều hòa không khí hiện nay đã là một thiết bị thiết yếu trong đời sống của mỗi gia đình. Việc chọn lựa và đặt mua máy đã rất dễ dàng với nhiều thương hiệu nổi tiếng, chất lượng. Tuy nhiên, không giống như các thiết bị khác (TV, tủ lạnh, máy giặt...) chỉ cần cắm điện vào là chạy, việc lắp đặt máy điều hòa không khí cần phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn, được đào tạo với các dụng cụ thi công chuyên biệt. Do đó, để giúp các bạn có thể hiểu và nắm bắt chính xác quy trình lắp đặt máy điều hòa không khí, Cơ điện SAMVINA xin được chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc chọn máy và kỹ thuật lắp đặt.

* Xin lưu ý, với người sử dụng thông thường không nên tự lắp đặt (dù đã có tài liệu hướng dẫn lắp đặt đi kèm theo máy) để tránh các rủi ro về hỏng hóc thiết bị cũng như vấn đề an toàn trong thi công. Hơn nữa, hiện nay chi phí thuê thợ lắp đặt điều hòa cũng không quá cao và phần lớn các cửa hàng/ siêu thị điện máy đều miễn phí công lắp đặt.

A - Lựa chọn công suất máy:
Các sản phẩm máy điều hòa hiện nay rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã cũng như các chức năng kèm theo, tuy nhiên, một thông số chúng ta cần quan tâm trước tiên đó là công suất làm lạnh của máy.
Chọn máy công suất thấp hơn so với yêu cầu người dùng sẽ đối mặt với vấn đề hóa đơn tiền điện tăng  đều mỗi tháng mà lại không làm mát được như mong muốn.
Chọn máy lạnh dư công suất thì lãng phí chi phí đầu tư ban đầu.
Có nhiều cách tính dự trù công suất máy tương ứng cho căn phòng cần làm mát. Ta sẽ xem xét 3 phương pháp đơn giản nhất như sau:

     1. Lựa chọn theo thông số thể tích phòng:
         Theo tính toán, thống kê của các nhà sản xuất cũng như phân phối và lắp đặt máy Điều hòa không khí, thông thường, một máy lạnh công suất 9,000 Btu/h đủ cho một phòng khách thể tích 36m3 hoặc phòng ngủ 40m3 (yêu cầu phòng kín, không bị nắng chiếu nóng tường, vách và trần cách nhiệt tốt).

     2. Dựa vào công năng phòng và số lượng người , tính theo Btu/h và ft 3 (1 m = 3,3 ft) :

         Công suất = (Thể tích phòng x Hệ số 1 ) + (Số lượng người x Hệ số 2)

        Trong đó, hệ số 1 và hệ số 2 lấy theo bảng sau:

Bảng hệ số tính toán công suất máy điều hòa
Bảng hệ số tính toán công suất máy điều hòa

    3. Dựa vào chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời, tính theo Btu/h và m3 :

   Công suất = Thể tích phòng x Chênh lệch nhiệt độ ngoài trời và trong nhà x Hệ số cách nhiệt 

   Trong đó, hệ số cách nhiệt lấy theo bảng sau:

Bảng hệ số cách nhiệt phòng
Bảng hệ số cách nhiệt phòng

Để cho dễ hiểu, ta cùng xét một ví dụ sau:

Phòng khách, 4m x 5m x 2,7m, vách tường, có cửa sổ kính, 3 người lớn, nhiệt độ cài đặt 25°C, bên ngoài 35°C.
Tính toán theo 3 phương pháp trên sẽ có kết quả như sau:

► Tính theo cách 1 :
        Thể tích phòng 54m3. Công suất dự trù 54 / 36 * 9, 000 Btu/h = 13,500 Btu/h

► Tính theo cách 2 (chú ý đươn vị thể tích phòng là ft3) :
                    Công suất =  (Thể tích phòng 1960 ft3 x 6) + (3 x 600) = 13.560 Btu/h 

► Tính theo cách 3 :
                    Công suất =  Thể tích phòng 54m3 x 10 x 25 = 13.500 Btu/h 


B - Lắp đặt máy điều hòa:
Lắp đặt máy điều hòa gồm 3 công đoạn chính:
- Lắp đặt máy và đường ống đồng dẫn môi chất lạnh (ga lạnh)
- Lắp đặt, đấu nối điện
- Lắp đặt đường ống nước ngưng

    1. Lắp đặt máy và đường ống đồng:
► Lắp đặt khối trong nhà (dàn lạnh) cần chú ý:
     - Lắp khối trong nhà ở vị trí thoáng, với khoảng cách hai bên tối thiểu 5cm, bên trên tối thiểu 6 cm và độ cao cách sàn nhà từ 2m đến 2,5m (chi tiết có thể thay đổi tùy vào hãng sản xuất và model máy)

Khoảng cách lắp đặt cần thiết cho dàn lạnh
Khoảng cách lắp đặt dàn lạnh

       - Đặt nơi khô ráo, tránh thấm, dột nước
       - Đặt xa nguồn nhiệt, hơi nước, khói, bụi, hóa chất, dầu mỡ
       - Chọn vị trí lắp đặt sao cho luồng gió có thể thổi ra xa và dễ dàng lưu chuyển nhất
       - Không lắp máy trên nóc tủ, gần cửa ra vào, hoặc ở khu vực có nhiều vật dụng che khuất luồng gió

► Lắp đặt khối ngoài nhà nhà (dàn nóng) cần chú ý:
      - Đặt khối ngoài trời ở vị trí thoáng, với khoảng cách xung quanh tối thiểu 10cm và hướng thoát gió mặt trước tối thiểu 100cm
Khoảng cách lắp đặt cần thiết cho dàn nóng
Khoảng cách lắp đặt dàn nóng

        - Đặt nơi khô ráo, không bị đọng nước
        - Đặt xa nguồn nhiệt, khói, bụi, hóa chất, tác nhân ăn mòn
        - Tránh phơi nắng trực tiếp (có thể làm mái che)
        - Tránh đặt nghịch hướng gió tự nhiên, quẩn gió
        - Nên lắp đặt khối ngoài nhà thấp hơn khối trong nhà để dầu máy nén có thể hồi về dễ dàng
        - Khoảng cách lắp đặt giữa khối trong nhà và ngoài nhà cần tuân theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất trong hướng dẫn sử dụng đi kèm. Không lắp vượt quá khoảng cách quy định để máy hoạt động ổn định với độ bền cao, tránh các trục trặc không mong muốn.

* Nhà sản xuất có thể từ chối bảo hành nếu khách hàng lắp máy vượt quá khoảng cách quy định (tùy từng model máy)

► Lắp đặt đường ống đồng: 
Khi lắp đặt đường ống đồng cần đảm bảo nguyên tắc: Khô - Sạch - Kín
       - Khô: đường ống lắp đặt tuyệt đối không được để nước, hơi ẩm lọt vào
                   + Không lắp máy khi thời tiết ẩm, nồm hoặc có mưa
                   + Bịt kín 2 đầu ống khi chưa kết nối vào máy
       - Sạch: không để bụi bản hoặc các vật thể khác lọt vào đường ống khi lắp đặt
                   + Bịt kín 2 đầu ống khi bảo quản ống hoặc khi chưa kết nối vào máy
                   + Kiểm tra tình trạng và vệ sinh kỹ ống đồng trước khi sử dụng
                   + Sử dụng dao cắt ống đồng chuyên dụng thay vì cưa sắt hay các dụng cụ cắt gọt khác để tránh phát sinh mạt đồng, có thể dễ dàng rơi vào trong ống
         - Kín: thi công đường ống đúng kỹ thuật, đảm bảo ống kết nối máy kín khít, tránh bị rò rỉ ga lạnh
                    + Sử dụng ống đồng có độ dày phù hợp với loại máy (thông thường máy chạy ga R410A hoặc R32 cần dùng ống có độ dày tối thiểu 0.71mm)
                    + Sử dụng dụng cụ cắt ống, loe ống chuyên dụng
                    + Siết chặt rắc-co khi kết nối
                    + Hút chân không đường ống (tối thiểu 15 phút), đảm bảo kín khít trước khi xả ga.
Tuyệt đối không xả đuổi khí (đặc biệt với máy chạy ga R410A).
                 Máy hút chân không thông dụng                       Hút chân không đường ống trước khi xả ga
Sử dụng máy hút chân không để làm sạch đường ống


► Lưu ý khi lắp đặt phần điện:
       - Dây điện : Phải tương ứng với công suất máy và chịu được quá tải thời gian dài. Khuyến cáo:
           + Máy 1HP / 1,5HP : dòng hoạt động 4A / 5.5A, sử dụng dây 1.5 mm2
           + Máy 2HP / 2,5HP : dòng hoạt động 8A / 12A, sử dụng dây 2.5 mm2
           + Máy 3HP : dòng hoạt động 14A, sử dụng dây 3 mm2
       - Aptomat (CB) : Đề nghị sử dụng aptomat có bảo vệ quá dòng
           + Máy đến 1 HP - 1,5 HP sử dụng aptomat 10A
           + Máy 2 HP / 2,5 HP sử dụng aptomat 15A
           + Máy trên 2,5 HP/ 3HP sử dụng aptomat 20A
        - Khi đấu dây vào máy cần chú ý:
            + Khối trong nhà : Lắp dây nóng vào cực L và dây nguội vào cực N
            + Khối ngoài trời : Lắp đúng dây nối cực 1 và 2 khối trong nhà tương ứng với cực 1 và 2 khối ngoài trời
            + Lắp dây nối đất : Vì lý do an toàn, yêu cầu phải lắp dây đất (tiếp địa). Dây đất phải để dài hơn dây cấp nguồn để giữ an toàn phòng khi dây nguồn tuột khỏi đầu kẹp dây. Không nối dây tiếp địa vào cột thu lôi, ống dẫn nước/gas.
            + Nên sử dụng đầu cốt để đấu nối dây thay vì đấu trực tiếp dây đồng vào cầu đấu. (Một số loại đầu cốt thông dụng có thể dem tại: LINK)

Cách đầu nối điện điển hình

Cách đầu nối điện điển hình (cầu đấu có thể khác tùy từng model máy)

► Lưu ý khi lắp đặt ống nước ngưng:
Khi lắp đặt ống nước ngưng cần đảm bảo sử dụng loại ống chất lượng tốt, tránh bị rò, bục khi sử dụng.
Đường ống phải được lắp đặt chắc chắn, kín khít vào điểm kết nối với máng nước của máy điều hòa.
Đường ống dẫn ra ngoài cần phải tạo độ dốc tối thiểu 1% (cứ 1m dài đường ống thì dốc xuống 1cm), tránh để gập ống, tắc ống, đọng nước hoặc nước chảy ngược.
Cần chú ý: dàn nóng điều hòa cũng có nước ngưng nên việc chảy nước từ cục nóng ra là rất bình thường. Khi lắp đặt có thể yêu cầu thợ lắp thêm cút thoát nước cho dàn nóng (đi kèm theo máy) và kết nối vào đường ống thoát nước để đảm bảo vệ sinh.

Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc chọn máy và kỹ thuật lắp đặt máy điều hòa không khí gia đình của SAMVINA, hy vọng sẽ giúp các bạn được phẩn nào trong mùa nóng sắp tới.
Có bất cứ thắc mắc gì xin liên hệ ngay với chúng tôi để được phục vụ tốt nhất.

[/tintuc]

[tintuc]
MCB Mistsubishi, Panasonic, LS
  Fg.1. Một số loại MCB.
Các thiết bị đóng cắt bảo vệ trên mạng điện ngày nay đã khá quen thuộc với người dùng, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ ý nghĩa và cách sử dụng đúng các sản phẩm này. Hôm nay, Cơ điện SAMVINA xin được cung cấp đến cho các bạn ý nghĩa tên gọi và cách sử dụng MCB, MCCB, RCBO, RCCB và ELCB hay còn gọi chung là "Aptomat".

A - Cấu tạo và hoạt động của Aptomat:

Một Aptomat hay MCB, MCCB cần đảm bảo 2 tiêu chí an toàn là bảo vệ ngắn mạch và bảo vệ quá tải. Chúng ta cùng xem xét cấu tạo của một MCB qua hình ảnh sau để hiểu rõ hơn cơ chế hoạt động của thiết bị:

Cấu tạo cơ bản của một MCB
Fg.2. Cấu tạo MCB

Trong hình ảnh trên ta có thể thấy các thành phần cấu tạo cơ bản của MCB gồm có: cầu đấu dây (đầu nguồn cấp đến và đầu ra tải sử dụng), cần gạt (công tắc) đóng/ ngắt, các cơ cấu cơ khí, cuộn dây điện từ chống ngắn mạch, tiếp điểm lưỡng kim chống quá tải, buồng dập hồ quang, ... Thực tế, các MCCB cỡ lớn còn có thêm các thành phần bổ sung khác phức tạp hơn như các tiếp điểm phụ, tiếp điểm hồ quang.

Khi mạch điện bị quá tải, dòng điện tăng làm phát sinh nhiệt, thanh lưỡng kim biến dạng, tác động vào cơ cấu ngắt điện, tách tải khỏi nguồn điện.

Khi bị ngắn mạch, dòng ngắn mạch rất lớn tạo ra từ trường trong cuộn dây điện từ, từ trường tác động vào cơ cấu nhả tiếp điểm tức thời, cách ly tải khỏi nguồn điện.

Buồng dập hồ quang, đúng như tên gọi của nó, có tác dụng dập tia lửa điện phát sinh trong quá trình đóng/ mở MCB.

B - Các thông số cơ bản của Aptomat:

  1. Điện áp làm việc định mức (Ue): thông thường 240/ 415V
  2. Dòng danh định (In)
  3. Dòng cắt tải (Ics): Ics = 50%Icu
  4. Khả năng chịu đựng dòng của tiếp điểm khi có sự cố ngắn mạch (Icu)
C - Các loại Aptomat:

    1. MCB (Miniature Circuit Breaker) hay còn gọi là at tép, thường được sử dụng cho tải có công suất nhỏ. Dòng cắt và dòng ngắn mạch nhỏ hơn 100A/ 10kA. MCB có loại 1 cặp cực (1 pole), loại 2 cặp cực (2 pole), 3 cặp cực (3 pole) hay 4 cặp cực (4 pole).
MCB 3 cực Panasonic - Model BBD3063CNV
Fg.3. MCB 3 cực

    2. MCCB (Moulded case circuit breaker) hay còn gọi là at khối, thường được sử dụng cho tải có công suất lớn, dòng điện định mức lớn hơn 100A, dòng cắt ngắn mạch có thể lên tới 80kA . MCCB là một khối tổng hợp hoàn chỉnh, có khả năng lắp thêm các module phụ trợ khác như các cuộn đóng cắt, motor nạp lò xo, các cơ chế giám sát, điều khiển từ xa. Vì các lý do đó, MCCB thường được sử dụng trong công nghiệp và giá thành cũng cao hơn MCB rất nhiều.
Hình ảnh MCCB
 Fg.4. MCCB

       3. RCCB (Residual Current Circuit Breaker) hay at chống giật. RCCB có kích thước như một MCB 2P, thường được lắp trước các thiết bị có nguy cơ rò điện ra vỏ cao như máy giặt, tủ lạnh, bình nóng lạnh.

RCCB phát hiện rò điện bằng cơ chế so sánh dòng điện qua 2 cực L và N. 
Khi chênh lệch dòng điện qua 2 cực vượt quá trị số quy định của thiết bị (thường là 30mA) sẽ làm cơ cấu bảo vệ tác động, thực hiện cách ly nguồn điện khỏi tải (nhảy at).

Với thiết bị này ta cần quan tâm đến 2 thông số quan trọng nhất là chỉ số dòng rò (thường là 30mA) và thời gian đáp ứng (không quá 0.1s). Tham khảo thêm tiêu chuẩn IEC61009-1.

Cần lưu ý khi sử dụng RCCB đó là sản phẩm này không có chức năng bảo vệ quá tải như MCB, MCCB. Do đó, để đảm bảo an toàn ta nên sử dụng kết hợp RCCB và MCB (tham khảo thêm trong bài: Thiết Bị Điện - Sơ Đồ Mạng Điện An Toàn của SAMVINA).

        4. RCBO (Residual Current Circuit Breaker with Over-current Protection) hay at chống giật có bảo vệ quá tải. RCBO cũng có kích thước bằng MCB 2P. RCBO vừa có chứng năng chống dòng rò vừa có chức năng bảo vệ quá tải.
Hiểu một cách nôm na: RCBO = RCCB + MCB.


Át chống giật RCBO Panasonic - Model BBDE22031CNV
Fg.5. RCBO

        5. ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker), ELCB có các chức năng tương đương với RCBO nhưng cấu tạo như một MCCB.
Có thể so sánh:
            RCBO = RCCB + MCB.
            ELCB = RCCB + MCB


ELCB Mitsubishi
Fg.6. ELCB

Trên đây là một số thông tin sơ lược để các bạn có thể hiểu và phân biệt được các thiết bị đóng cắt aptomat thông dụng. 
Liên hệ với chúng tôi bất cứ lúc nào nếu bạn cần tư vấn thêm.
Hặc đăng ký nhận các thông tin hữu ích tại SAMVINA





                                                                                                     SAMVINA
                                                                                                   Your Best Engineering Solution
[/tintuc]

[tintuc]
Thiết bị điện - Mạng điện an toàn

Dựa theo tài liệu hướng dẫn của Schneider, SAMVINA xin gửi các bạn tham khảo một sơ đồ cơ bản của mạng điện an toàn trong gia đình như hình ảnh trên.

Trong sơ đồ này, có thể sử dụng 01 RCBO thay cho 01 MCB + 01 RCCB (để hiểu rõ về cấu tạo và chức năng của MCB, RCCB, RCBO xin tham khảo bài: Phân biệt MCB, MCCB, RCBO). 
Để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi hoặc với hãng sản xuất thiết bị điện mà bạn đang sử dụng.

Tiết diện dây dẫn và cường độ dòng điện phụ thuộc vào công suất của thiết bị. Có thể tham khảo bảng thông số khuyến cáo sau (thiết bị điện Schneider):

Bảng khuyến cáo lựa chọn thiết bị điện theo tiết diện dây dẫn

Ngoài ra, trong thời đại 4.0, cũng có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ tính toán lựa chọn tiết diện dây, chọn thiết bị đóng cắt điện trên smart phone. Các bạn có thể tham khảo ứng dụng "Electrical calculations":
Hy vọng với một chút thông tin nhỏ này có thể giúp các bạn lựa chọn được thiết bị điện tốt nhất, đảm bảo cho việc sử dụng điện an toàn.
[/tintuc]



[tintuc]
konishi

Vị trí: KCN Quế Võ - Bắc Ninh
Chủ đầu tư: Công ty TNHH công nghệ sinh học Konishi Việt Nam
Hạng mục: Cải tạo khu vực bếp

   


   


[/tintuc]


[tintuc]
BUV

Vị trí: Khu đô thị Ecopark - Văn Giang - Hưng Yên
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam
BUV bao gồm các hạng mục như khu giảng đường, thư viện, khu hành chính, không gian mở dành cho các hoạt động của sinh viên, khu phức hợp thể thao…
Đây là môi trường học tập, nghiên cứu và giảng dạy bậc đại học với quy mô đào tạo 7.000 sinh viên.

BUV


BUV


[/tintuc]

[tintuc]
Ngày này các sản phẩm điều hòa không khí đã trở nên rất phổ biến trong đời sống với chất lượng ngày càng cao và chi phí cũng hợp lý hơn. Điều hòa từ vị trí hàng hóa xa xỉ phẩm trở thành món đồ gia dụng thông dụng trong mỗi gia đình.

                                         dieu hoa khong khi


Để giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về các sản phẩm ĐHKK, SAMVINA xin được giới thiệu 3 dòng máy điều hòa chính trên thị trường như sau:

1- Máy điều hòa cục bộ:
Nói nôm na máy điều hòa cục bộ là bộ máy điều hòa được sử dụng thông dụng trong gia đình, máy gồm 01 cục nóng đấu nối với 01 cục lạnh (01 mẹ - 01 con).
Dòng máy này có thể kể đến các loại như: máy lạnh treo tường, máy lạnh cassette, máy lạnh nối ống gió, máy lạnh đặt sàn ...

        Gắn tường                                                 Cassette
           Dàn lạnh điều hòa gắn tường                                        Dàn lạnh điều hòa cassette âm trần   
                               
Ưu điểm:
- Chi phí đầu tư thấp
- Phù hợp cho các không gian đơn lẻ (nhà riêng)
Nhược điểm:
- Khoảng cách giữa cục nóng và cục lạnh bị giới hạn (15 ~ 50m)
- Không đảm bảo tính thẩm mỹ khi lắp đặt với số lượng lớn

cuc nong
              
                                                    Dàn nóng điều hòa cục bộ lắp ở mặt tiền một khách sạn


3- Máy điều hòa Multi:
Máy điều hòa Multi gồm 1 dàn nóng được kết nối với nhiều dàn lạnh (2 ~ 4 dàn). Mỗi dàn lạnh được nối với dàn nóng bằng một tuyến đường ống riêng.
Dieu hoa multi
                                                                     Mô hình máy điều hòa Multi (Daikin)


Ưu điểm:
- Chỉ cần 1 dàn nóng cho nhiều dàn lạnh nên khắc phục được nhược điểm lắp đặt của máy điều hòa cục bộ
- Giảm thiểu lãng phí đầu tư, công suất dàn nóng có thể chỉ cần bằng 50~80% tổng công suất các dàn lạnh, đáp ứng cho việc sử dụng không đồng thời máy lạnh.

VD: 1 căn nhà có 4 phòng cần lắp điều hòa gồm 2 phòng ngủ, 1 phòng ăn, 1 phòng khách.
       + TH1: lắp máy cục bộ --> cần phải lắp cả 4 phòng, mỗi phòng 1 máy với 100% tải
       + TH2: lắp máy Multi với công suất dàn nóng bằng 70% công suất của 4 dàn nóng trong TH1. Thực tế khi sử dụng, cả 4 phòng đều bật điều hòa là gần như không xảy ra. Thông thường:
            * Bật 2 phòng ngủ: cần khoảng 40% tổng công suất máy ở TH1
            * Bật 1 phòng ngủ, 1 phòng khách: cần khoảng 70% tổng công suất máy ở TH1
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư cao hơn so với máy cục bộ cùng công suất
- Lắp đặt cần kỹ thuật viên có trình độ, được đào tạo, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của nhà sản xuất

 4 - Máy điều hòa trung tâm VRV/ VRF:

Là một sự cải tiến cao cấp hơn của máy điều hòa multi. Hệ thống điều hòa trung tâm được sử dụng cho các công trình yêu cầu tải lạnh lớn (công suất từ 5HP ~ 54HP). Hệ thống gồm một tổ hợp dàn nóng kết nối với các dàn lạnh bằng một tuyến ống chính rồi chia ra các nhánh vào dàn lạnh.
VRV, VRF

                                                                Mô hình máy điều hòa VRV/ VRF

Ưu điểm:
- Dải công suất lớn, đa dạng về sản phẩm, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về điều hòa không khí cho các công trình lớn (khách sạn, nhà hàng, biệt thự, chung cư cao cấp, công trình thương mại, văn phòng...)
- Tổ hợp dàn nóng lắp đặt tập trung giúp tận dụng tối đa không gian chết, đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình
- Khả năng kết nối dàn nóng/ dàn lạnh cao (khoảng cách đến 1000m)
- Tích hợp hệ thống điều khiển thông minh, tiết kiệm năng lượng, cho phép kết nốt đến hệ thống điều khiển trung tâm của tòa nhà (BMS)

Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư lớn hơn so với 2 dòng sản phẩm Cục bộ và Multi
- Lắp đặt cần kỹ thuật viên có trình độ, được đào tạo, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của nhà sản xuất

Trên đây là một số kiến thức cơ bản SAMVINA cung cấp đến, hy vọng có thể giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về các hệ thống ĐHKK trên thị trường.
Xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các giải pháp tối ưu nhất cho công trình của các bạn.

Hotline: 0936074763
Email: samvn.info@gmail.com
[/tintuc]

[tintuc]

Bếp ăn nếu đặt cạnh nhà vệ sinh có thể dùng bức bình phong, một chiếc mành treo để che chắn nhằm ngăn cách hai bên biệt lập.


Về mặt bố cục, bếp ăn nếu đặt cạnh nhà vệ sinh dễ gây mất thẩm mỹ, làm giảm cảm giác ngon miệng của người ăn. Bên cạnh đó, nếu đặt bếp áp lưng vào phòng vệ sinh cũng như đối diện với cửa phòng vệ sinh cũng không tốt. Vì rất mất vệ sinh và tạo môi trường cho vi khuẩn bám vào thức ăn gây bệnh làm cho người trong nhà hay ốm đau bệnh tật, sức khoẻ kém.


Để tiết kiệm không gian, có một số gia đình còn thiết kế tủ bếp và phòng vệ sinh cùng một cửa ra vào. Làm như vậy có nghĩa là mọi người trong nhà phải đi qua bếp rồi mới đến nhà vệ sinh hoặc ngược lại. Điều này rất bất hợp lý. Bếp là nơi cần đảm bảo vệ sinh nên nhất thiết phải được thiết kế riêng biệt và cách xa khu vực vệ sinh. Để đảm bảo về mặt phong thủy và nghệ thuật bài trí nội thất gia đình.
Với các căn hộ chung cư do diện tích chật hẹp nên nhà vệ sinh thường được bố trí gần bếp. Nếu không thể thay đổi được bố cục này trong nhà, bạn có thể hóa giải phần nào sự rắc rối này bằng cách: Cửa nhà vệ sinh phải luôn đóng; không để bếp đối mặt với nhà vệ sinh; giữ cho nhà bếp luôn khô ráo, sạch sẽ. Bạn cũng có thể thiết kế thêm một chiếc cửa nữa để ngăn cách giữa nhà bếp và phòng vệ sinh, hoặc có thể dùng bức bình phong hoặc mành treo để che hai bên lại.
[/tintuc]

Sản phẩm