điện mặt trời áp mái

Năng lượng sạch, năng lượng của tương lai.

SAMVINA cung cấp, lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái công suất từ 5 đến 30kW.
Chi phí trung bình cho mỗi kw điện từ 18~20 triệu đồng, thời gian hoàn vốn trong vòng 5 năm.

Đặc biệt, SAMVINA hỗ trợ thiết kế, lập dự tóan, tư vấn giải pháp phù hợp nhất cho quý khách hàng. Chúng tôi cũng cam kết cung cấp vật tư, thiết bị chính hãng, có xuất xứ hàng hóa và chúng nhận chất lượng (CO, CQ) rõ ràng.

pin mặt trời áp mái

Hệ thống pin mặt trời áp mái
Contact now: 0936074763
Email: samvn.info@gmail.com
Đăng ký để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích từ SAMVINA.

An toàn lao động

An toàn lao động

Như đã trình bày trong phần 1 của bài viết trước, SAMVINA đã giưới thiệu với các bạn một số yêu cầu cơ bản của An toàn lao động trên công trường.
Với bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào 3 công tác dễ xảy ra tai nạn nhất, đó là:

    • An toàn điện
    • An toàn khi làm việc trên cao
    • An toàn khi làm việc trong không gian kín
               





  1. An toàn điện:Các tai nạn về điện là một trong những sự cố nguy hiểm nhất trên công trường cũng như trong đời số thường nhật. Nó có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng đến người bị nạn, thậm chí gây tử vong. Các vụ cháy phát sinh do nguyên nhận từ chạm, chập điện cũng xảy ra khá thường xuyên trong thời gian gần đây.

    Một số trường hợp tai nạn về điện thường xảy ra như:


[tintuc]


SAFETY FIRST

SAFETY FIRST

 An toàn lao động, vấn đề không của riêng ai.

Với Cơ điện SAMVINA, lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi không ngừng nỗ lực để có thể đưa ra những giải pháp kỹ thuật hiệu quả và kinh tế nhất nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng, đáp ứng các yêu cầu của quý khách hàng.
Tuy nhiên, Samvina cũng không quên trách nhiệm của mình đối với sự an toàn của người lao động khi tham gia thi công trên công trường.
Chúng tôi hướng đến những công trình xanh và an toàn để người lao động có thể yên tâm làm việc.
Samvina áp dụng và nhắc nhở người lao động thực hiện các quy tắc an toàn cơ bản sau:
  • 5S
  • Toolbox meeting
  • PPE 
  • An toàn khi làm việc trên cao
  • An toàn khi sử dụng điện
  • An toàn khi sử dụng công cụ, dụng cụ
  1. 5S
5S là một quy tắc trong việc sắp xếp công việc nổi tiếng toàn thế giới của người Nhật với 5 đầu việc bắt đầu bằng chữ cái S, bao gồm:
5S - BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÔNG VIỆC AN TOÀN, HIỆU QUẢ
5S - BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÔNG VIỆC AN TOÀN, HIỆU QUẢ
  • S1 =  Seiri hay Sàng lọc: tức là thực hiện phân loại, tổ chức công cụ, dụng cụ, vật tư, vật liệu theo trật tự, chỉ giữ lại những thứ cần thiết cho công việc, những thứ khác có thể loại bỏ hoặc lưu trữ trong kho cho công việc khác.  
  • S2 Seiton hay Sắp xếp: sau khi phân loại, loại bỏ các vật dụng không cần thiết thì bước tiếp theo là tổ chức các thiết bị, dụng cụ cần thiết một cách khoa học, đảm bảo tiêu chí dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ bảo quản.
  • S3 =  Seiso hay Sạch sẽ: thường xuyên dọn vệ sinh khu vực làm việc, vệ sinh máy móc, dụng cụ. S3 hướng tới việc cải thiện môi trường làm việc, hạn chế các rủi ro, tai nạn đồng thời nâng cao độ chính xác của máy móc, thiết bị (có thể bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn).
  • S4 =  Seiketsu hay Săn sóc  Luôn luôn kiểm tra, duy trì 3S ở trên. Tuy nhiên, S4 không chỉ đơn thuần là việc duy trì 3S, S4 còn có ý nghĩa trong việc liên tục cải tiến các biện pháp, tiêu chuẩn đã đặt ra tiến tới hoàn thiện 5S trong doanh nghiệp.
  • S5 =  Shitsuke hay Sẵn sàng: S5 hướng đến mục tiêu rèn luyện, tạo thói quen, nề nếp, tác phong cho mọi người trong thực hiện 5S.
  1. Tool-box meeting:
    Hiểu một cách đơn giản, Tool-box meeting là cuộc họp ngắn đầu giờ trước khi làm việc. Cuộc họp này mất khoảng 15 phút nhưng lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc triển khai thi công.
    Nội dung chính của Tool-box meeting bao gồm:
TOOL-BOX MEETING

TOOL-BOX MEETING
    • Vấn đề an toàn: đánh giá các nguy cơ mất an toàn lao động trong các công tác cụ thể, giúp người lao động ý thức được công việc của mình, phòng tránh, giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất.
    • Phân công công việc: tổ chức các đội, nhóm thực hiện các công việc cụ thể, tránh lãng công, chồng chéo khi triển khai công việc trên công trường
    • Thông báo các vấn đề cần chú ý khác

  1.  PPE:
    PPE (Personal Protection Equipment) hay Trang thiết bị bảo hộ lao động các nhân. Mỗi cá nhân trước khi tham gia lao động trên công trường ở bất kỳ công việc nào đều phải trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết. Một số trang bị bảo hộ lao động cơ bản:
TRANG THIẾT BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG CƠ BẢN

TRANG THIẾT BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG CƠ BẢN
    • Mũ bảo hộ: mũ cứng tiêu chuẩn, có lót vật liệu giảm chấn, luôn luôn chú ý đội mũ bảo hộ, cài quai mọi lúc, mọi nơi trong công trường.
    • Giày bảo hộ: phải sử dụng loại giày bảo hộ có mũi sắt baỏ vệ trong các công việc thông thường, sử dụng ủng cao su khi làm việc ở môi trường ngập nước. Tuyệt đối không được dẫm gót, không buộc dây khi đi giày bảo hộ.
    • Áo phản quang: trang bị áo phản quang để người lao động dễ nhận biết trong môi trường thiếu ánh sáng
    • Kính bảo hộ: trang bị kính bảo hộ khi thực hiện các công tác đục phá, hàn, cắt, làm việc với hóa chất... những công việc có thể gây tổn hại đến mắt
    • Dây an toàn: thực hiện sử dụng dây an toàn khi làm việc trên cao để giảm thiểu những rủi ro, tai nạn có thể sảy ra

Trên đây là những nội dung cơ bản của công tác thực hiện An toàn lao động trên công trường mà SAMVINA đã thực hiện. Hy vọng chia sẻ của chúng tôi có ích đối với công việc của các bạn.

[/tintuc]


[tintuc]



SAMVINA xin chia sẻ với các bạn một video hướng dẫn cách lắp đặt và bảo trì máy điều hòa Inverter được thực hiện bởi Panasonic, nhà sản xuất thiết bị Điều hòa không khí hàng đầu thế giới.
Hy vọng các bạn có thêm các kiến thức bổ ích về máy điều hòa.



[/tintuc]

[tintuc]

Đồ thị nhiệt ẩm Carrier
Đồ thị nhiệt ẩm Carrier.
Có một sự thật là nếu tính từ năm 1997, khi Internet chính thức hoạt động tại Việt Nam thì chỉ sau 20 năm chúng ta đều đã thấy sự phát triển thần kỳ của ngành Công nghệ thông tin.
Ngược lại, trong ngành Kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí, kể từ năm 1911, khi Dr. Willis H. Carrier lần đầu tiên giới thiệu "Đồ thị nhiệt ẩm không khí" (Psychrometric chart) đến nay đã hơn 100 năm nhưng mọi tính toán cơ bản cho chu trình lạnh đều phải sử dụng đến đồ thị này.
Do đó, hiểu và sử dụng được đồ thị nhiệt ẩm không khí là một yêu cầu cơ bản của người kỹ sư HVAC.

A - Các thông số trạng thái cơ bản của không khí:

Trạng thái có bản của không khí được thể hiện qua các thông số như nhiệt độ, độ ẩm, độ chứa hơi, Enthalpy, nhiệt độ đọng sương....
Ta sẽ định nghĩa một cách đơn giản 3 thông số trạng thái quan trọng nhất cảu không khí như sau: 

 1. Nhiệt độ: là tính chất vật lý cơ bản của vật chất, hiểu đơn giản là thang đo độ "nóng" và độ "lạnh". Vật chất có nhiệt độ cao hơn thì nóng hơn.
 Có nhiều thang đo nhiệt độ như thang đo Kelvin, ký hiệu: "K" ; thang đo Celcius, ký hiệu  oC và một số thang đo khác. Tuy nhiên, ở Việt Nam ta đã quen dùng với đơn vị  oC.
Trong đó, mối tương quan giữa độ K và  oC:   0.0 K = - 273  oC


Đo nhiệt độ phòng sau khi lắp đặt máy điều hòa không khí
Đo nhiệt độ phòng sau khi lắp đặt máy điều hòa không khí

     2. Độ ẩm: là đại lượng đặc trưng cho lượng hơi nước có trong không khí. Độ ẩm được thể hiện qua hai (02) đại lượng đo độ ẩm sau:
         - Độ ẩm tương đối (Relative Humidity, đơn vị %): là tỷ số giữa khối lượng nước trên một thể tích hiện tại so với khối lượng nước trên cùng thể tích đó khi hơi nước bão hòa. Khi hơi nước bão hoà, hỗn hợp khí và hơi nước đã đạt đến điểm sương (VD: hiện tượng sàn nhà đổ mồ hôi vào ngày trời nồm).
         - Độ chứa hơi (ký hiệu: d, đơn vị: kg hơi nước/ kg không khí khô): độ chứa hơi được định nghĩa là tỷ số giữa khối lượng hơi nước trên khối lượng của khối không khí chứa nó.

     3. Enthanpy: ký hiệu I hay H, đơn vị kJ/kg. Có thể định nghĩa Enthanpi là nhiệt lượng mà hệ trao đổi trong quá trình đẳng áp.


B - Đồ thị nhiệt ẩm Carrier:

Đồ thị nhiệt ẩm Carrier thể hiện các thông số trạng thái cuả không khí. Thực tế, các thông số này đều có thể đo đạc được bằng máy móc thực nghiệm. Tuy nhiên, ngoài thông số nhiệt độ, độ ẩm có thể đo được rất dễ dằng bằng nhiệt kế, ẩm kế thì để xác định giá trị của các đại lượng khác lại vô cùng phức tạp. Do đó, bằng việc sử dụng đồ thị nhiệt ẩm ta có thể tra cứu đầy đủ các thông số trạng thái của không khí mà chỉ cần biết tối thiểu 2 đại lượng xác định.
VD: ta đo được nhiệt độ không khí ngoài trời là 30oC, độ ẩm tương đối 50%, tra trên đồ thì nhiệt ẩm có thể xác định được chính xác các thông số như sau.
         Nhiệt độ (t): 30oC
         Độ ẩm (RH): 50%     
         Độ chứa hơi (d): 0.0134 kg/ kg
         Nhiệt độ đọng sương (dew point):18.45oC
         Enthalpi (I): 64.25 kJ/ kg
     
Thông số trạng thái không khí trên đồ thị nhiệt ẩm
Thông số trạng thái không khí trên đồ thị nhiệt ẩm (30oC/ 50%RH)

Như vậy, việc nắm được các thông số trạng thái không khí và cách sử dụng đồ thị Nhiệt ẩm là vô cùng quan trọng với người kỹ sư HVAC để phục vụ các tính toán thiết kế kỹ thuật lạnh.
Trên đây, SAMVINA mới chỉ có thể giới thiệu một cách đơn giản nhất về vấn đề này, để tiện cho việc tham khảo chúng tôi xin gửi tặng các bạn file mềm bản đẹp Đồ thị nhiệt ẩm CarrierĐồ thị I-d theo 2 định dạng DWGPDF:

  • Đồ thị nhiệt ẩm Carrier: PDF DWG
  • Đồ thị nhiệt ẩm I-d: DWG
[/tintuc]

[tintuc]
Hướng dẫn lắp đặt điều hòa không khí gia đình

Điều hòa không khí hiện nay đã là một thiết bị thiết yếu trong đời sống của mỗi gia đình. Việc chọn lựa và đặt mua máy đã rất dễ dàng với nhiều thương hiệu nổi tiếng, chất lượng. Tuy nhiên, không giống như các thiết bị khác (TV, tủ lạnh, máy giặt...) chỉ cần cắm điện vào là chạy, việc lắp đặt máy điều hòa không khí cần phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn, được đào tạo với các dụng cụ thi công chuyên biệt. Do đó, để giúp các bạn có thể hiểu và nắm bắt chính xác quy trình lắp đặt máy điều hòa không khí, Cơ điện SAMVINA xin được chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc chọn máy và kỹ thuật lắp đặt.

* Xin lưu ý, với người sử dụng thông thường không nên tự lắp đặt (dù đã có tài liệu hướng dẫn lắp đặt đi kèm theo máy) để tránh các rủi ro về hỏng hóc thiết bị cũng như vấn đề an toàn trong thi công. Hơn nữa, hiện nay chi phí thuê thợ lắp đặt điều hòa cũng không quá cao và phần lớn các cửa hàng/ siêu thị điện máy đều miễn phí công lắp đặt.

A - Lựa chọn công suất máy:
Các sản phẩm máy điều hòa hiện nay rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã cũng như các chức năng kèm theo, tuy nhiên, một thông số chúng ta cần quan tâm trước tiên đó là công suất làm lạnh của máy.
Chọn máy công suất thấp hơn so với yêu cầu người dùng sẽ đối mặt với vấn đề hóa đơn tiền điện tăng  đều mỗi tháng mà lại không làm mát được như mong muốn.
Chọn máy lạnh dư công suất thì lãng phí chi phí đầu tư ban đầu.
Có nhiều cách tính dự trù công suất máy tương ứng cho căn phòng cần làm mát. Ta sẽ xem xét 3 phương pháp đơn giản nhất như sau:

     1. Lựa chọn theo thông số thể tích phòng:
         Theo tính toán, thống kê của các nhà sản xuất cũng như phân phối và lắp đặt máy Điều hòa không khí, thông thường, một máy lạnh công suất 9,000 Btu/h đủ cho một phòng khách thể tích 36m3 hoặc phòng ngủ 40m3 (yêu cầu phòng kín, không bị nắng chiếu nóng tường, vách và trần cách nhiệt tốt).

     2. Dựa vào công năng phòng và số lượng người , tính theo Btu/h và ft 3 (1 m = 3,3 ft) :

         Công suất = (Thể tích phòng x Hệ số 1 ) + (Số lượng người x Hệ số 2)

        Trong đó, hệ số 1 và hệ số 2 lấy theo bảng sau:

Bảng hệ số tính toán công suất máy điều hòa
Bảng hệ số tính toán công suất máy điều hòa

    3. Dựa vào chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời, tính theo Btu/h và m3 :

   Công suất = Thể tích phòng x Chênh lệch nhiệt độ ngoài trời và trong nhà x Hệ số cách nhiệt 

   Trong đó, hệ số cách nhiệt lấy theo bảng sau:

Bảng hệ số cách nhiệt phòng
Bảng hệ số cách nhiệt phòng

Để cho dễ hiểu, ta cùng xét một ví dụ sau:

Phòng khách, 4m x 5m x 2,7m, vách tường, có cửa sổ kính, 3 người lớn, nhiệt độ cài đặt 25°C, bên ngoài 35°C.
Tính toán theo 3 phương pháp trên sẽ có kết quả như sau:

► Tính theo cách 1 :
        Thể tích phòng 54m3. Công suất dự trù 54 / 36 * 9, 000 Btu/h = 13,500 Btu/h

► Tính theo cách 2 (chú ý đươn vị thể tích phòng là ft3) :
                    Công suất =  (Thể tích phòng 1960 ft3 x 6) + (3 x 600) = 13.560 Btu/h 

► Tính theo cách 3 :
                    Công suất =  Thể tích phòng 54m3 x 10 x 25 = 13.500 Btu/h 


B - Lắp đặt máy điều hòa:
Lắp đặt máy điều hòa gồm 3 công đoạn chính:
- Lắp đặt máy và đường ống đồng dẫn môi chất lạnh (ga lạnh)
- Lắp đặt, đấu nối điện
- Lắp đặt đường ống nước ngưng

    1. Lắp đặt máy và đường ống đồng:
► Lắp đặt khối trong nhà (dàn lạnh) cần chú ý:
     - Lắp khối trong nhà ở vị trí thoáng, với khoảng cách hai bên tối thiểu 5cm, bên trên tối thiểu 6 cm và độ cao cách sàn nhà từ 2m đến 2,5m (chi tiết có thể thay đổi tùy vào hãng sản xuất và model máy)

Khoảng cách lắp đặt cần thiết cho dàn lạnh
Khoảng cách lắp đặt dàn lạnh

       - Đặt nơi khô ráo, tránh thấm, dột nước
       - Đặt xa nguồn nhiệt, hơi nước, khói, bụi, hóa chất, dầu mỡ
       - Chọn vị trí lắp đặt sao cho luồng gió có thể thổi ra xa và dễ dàng lưu chuyển nhất
       - Không lắp máy trên nóc tủ, gần cửa ra vào, hoặc ở khu vực có nhiều vật dụng che khuất luồng gió

► Lắp đặt khối ngoài nhà nhà (dàn nóng) cần chú ý:
      - Đặt khối ngoài trời ở vị trí thoáng, với khoảng cách xung quanh tối thiểu 10cm và hướng thoát gió mặt trước tối thiểu 100cm
Khoảng cách lắp đặt cần thiết cho dàn nóng
Khoảng cách lắp đặt dàn nóng

        - Đặt nơi khô ráo, không bị đọng nước
        - Đặt xa nguồn nhiệt, khói, bụi, hóa chất, tác nhân ăn mòn
        - Tránh phơi nắng trực tiếp (có thể làm mái che)
        - Tránh đặt nghịch hướng gió tự nhiên, quẩn gió
        - Nên lắp đặt khối ngoài nhà thấp hơn khối trong nhà để dầu máy nén có thể hồi về dễ dàng
        - Khoảng cách lắp đặt giữa khối trong nhà và ngoài nhà cần tuân theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất trong hướng dẫn sử dụng đi kèm. Không lắp vượt quá khoảng cách quy định để máy hoạt động ổn định với độ bền cao, tránh các trục trặc không mong muốn.

* Nhà sản xuất có thể từ chối bảo hành nếu khách hàng lắp máy vượt quá khoảng cách quy định (tùy từng model máy)

► Lắp đặt đường ống đồng: 
Khi lắp đặt đường ống đồng cần đảm bảo nguyên tắc: Khô - Sạch - Kín
       - Khô: đường ống lắp đặt tuyệt đối không được để nước, hơi ẩm lọt vào
                   + Không lắp máy khi thời tiết ẩm, nồm hoặc có mưa
                   + Bịt kín 2 đầu ống khi chưa kết nối vào máy
       - Sạch: không để bụi bản hoặc các vật thể khác lọt vào đường ống khi lắp đặt
                   + Bịt kín 2 đầu ống khi bảo quản ống hoặc khi chưa kết nối vào máy
                   + Kiểm tra tình trạng và vệ sinh kỹ ống đồng trước khi sử dụng
                   + Sử dụng dao cắt ống đồng chuyên dụng thay vì cưa sắt hay các dụng cụ cắt gọt khác để tránh phát sinh mạt đồng, có thể dễ dàng rơi vào trong ống
         - Kín: thi công đường ống đúng kỹ thuật, đảm bảo ống kết nối máy kín khít, tránh bị rò rỉ ga lạnh
                    + Sử dụng ống đồng có độ dày phù hợp với loại máy (thông thường máy chạy ga R410A hoặc R32 cần dùng ống có độ dày tối thiểu 0.71mm)
                    + Sử dụng dụng cụ cắt ống, loe ống chuyên dụng
                    + Siết chặt rắc-co khi kết nối
                    + Hút chân không đường ống (tối thiểu 15 phút), đảm bảo kín khít trước khi xả ga.
Tuyệt đối không xả đuổi khí (đặc biệt với máy chạy ga R410A).
                 Máy hút chân không thông dụng                       Hút chân không đường ống trước khi xả ga
Sử dụng máy hút chân không để làm sạch đường ống


► Lưu ý khi lắp đặt phần điện:
       - Dây điện : Phải tương ứng với công suất máy và chịu được quá tải thời gian dài. Khuyến cáo:
           + Máy 1HP / 1,5HP : dòng hoạt động 4A / 5.5A, sử dụng dây 1.5 mm2
           + Máy 2HP / 2,5HP : dòng hoạt động 8A / 12A, sử dụng dây 2.5 mm2
           + Máy 3HP : dòng hoạt động 14A, sử dụng dây 3 mm2
       - Aptomat (CB) : Đề nghị sử dụng aptomat có bảo vệ quá dòng
           + Máy đến 1 HP - 1,5 HP sử dụng aptomat 10A
           + Máy 2 HP / 2,5 HP sử dụng aptomat 15A
           + Máy trên 2,5 HP/ 3HP sử dụng aptomat 20A
        - Khi đấu dây vào máy cần chú ý:
            + Khối trong nhà : Lắp dây nóng vào cực L và dây nguội vào cực N
            + Khối ngoài trời : Lắp đúng dây nối cực 1 và 2 khối trong nhà tương ứng với cực 1 và 2 khối ngoài trời
            + Lắp dây nối đất : Vì lý do an toàn, yêu cầu phải lắp dây đất (tiếp địa). Dây đất phải để dài hơn dây cấp nguồn để giữ an toàn phòng khi dây nguồn tuột khỏi đầu kẹp dây. Không nối dây tiếp địa vào cột thu lôi, ống dẫn nước/gas.
            + Nên sử dụng đầu cốt để đấu nối dây thay vì đấu trực tiếp dây đồng vào cầu đấu. (Một số loại đầu cốt thông dụng có thể dem tại: LINK)

Cách đầu nối điện điển hình

Cách đầu nối điện điển hình (cầu đấu có thể khác tùy từng model máy)

► Lưu ý khi lắp đặt ống nước ngưng:
Khi lắp đặt ống nước ngưng cần đảm bảo sử dụng loại ống chất lượng tốt, tránh bị rò, bục khi sử dụng.
Đường ống phải được lắp đặt chắc chắn, kín khít vào điểm kết nối với máng nước của máy điều hòa.
Đường ống dẫn ra ngoài cần phải tạo độ dốc tối thiểu 1% (cứ 1m dài đường ống thì dốc xuống 1cm), tránh để gập ống, tắc ống, đọng nước hoặc nước chảy ngược.
Cần chú ý: dàn nóng điều hòa cũng có nước ngưng nên việc chảy nước từ cục nóng ra là rất bình thường. Khi lắp đặt có thể yêu cầu thợ lắp thêm cút thoát nước cho dàn nóng (đi kèm theo máy) và kết nối vào đường ống thoát nước để đảm bảo vệ sinh.

Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc chọn máy và kỹ thuật lắp đặt máy điều hòa không khí gia đình của SAMVINA, hy vọng sẽ giúp các bạn được phẩn nào trong mùa nóng sắp tới.
Có bất cứ thắc mắc gì xin liên hệ ngay với chúng tôi để được phục vụ tốt nhất.

[/tintuc]

[tintuc]
MCB Mistsubishi, Panasonic, LS
  Fg.1. Một số loại MCB.
Các thiết bị đóng cắt bảo vệ trên mạng điện ngày nay đã khá quen thuộc với người dùng, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ ý nghĩa và cách sử dụng đúng các sản phẩm này. Hôm nay, Cơ điện SAMVINA xin được cung cấp đến cho các bạn ý nghĩa tên gọi và cách sử dụng MCB, MCCB, RCBO, RCCB và ELCB hay còn gọi chung là "Aptomat".

A - Cấu tạo và hoạt động của Aptomat:

Một Aptomat hay MCB, MCCB cần đảm bảo 2 tiêu chí an toàn là bảo vệ ngắn mạch và bảo vệ quá tải. Chúng ta cùng xem xét cấu tạo của một MCB qua hình ảnh sau để hiểu rõ hơn cơ chế hoạt động của thiết bị:

Cấu tạo cơ bản của một MCB
Fg.2. Cấu tạo MCB

Trong hình ảnh trên ta có thể thấy các thành phần cấu tạo cơ bản của MCB gồm có: cầu đấu dây (đầu nguồn cấp đến và đầu ra tải sử dụng), cần gạt (công tắc) đóng/ ngắt, các cơ cấu cơ khí, cuộn dây điện từ chống ngắn mạch, tiếp điểm lưỡng kim chống quá tải, buồng dập hồ quang, ... Thực tế, các MCCB cỡ lớn còn có thêm các thành phần bổ sung khác phức tạp hơn như các tiếp điểm phụ, tiếp điểm hồ quang.

Khi mạch điện bị quá tải, dòng điện tăng làm phát sinh nhiệt, thanh lưỡng kim biến dạng, tác động vào cơ cấu ngắt điện, tách tải khỏi nguồn điện.

Khi bị ngắn mạch, dòng ngắn mạch rất lớn tạo ra từ trường trong cuộn dây điện từ, từ trường tác động vào cơ cấu nhả tiếp điểm tức thời, cách ly tải khỏi nguồn điện.

Buồng dập hồ quang, đúng như tên gọi của nó, có tác dụng dập tia lửa điện phát sinh trong quá trình đóng/ mở MCB.

B - Các thông số cơ bản của Aptomat:

  1. Điện áp làm việc định mức (Ue): thông thường 240/ 415V
  2. Dòng danh định (In)
  3. Dòng cắt tải (Ics): Ics = 50%Icu
  4. Khả năng chịu đựng dòng của tiếp điểm khi có sự cố ngắn mạch (Icu)
C - Các loại Aptomat:

    1. MCB (Miniature Circuit Breaker) hay còn gọi là at tép, thường được sử dụng cho tải có công suất nhỏ. Dòng cắt và dòng ngắn mạch nhỏ hơn 100A/ 10kA. MCB có loại 1 cặp cực (1 pole), loại 2 cặp cực (2 pole), 3 cặp cực (3 pole) hay 4 cặp cực (4 pole).
MCB 3 cực Panasonic - Model BBD3063CNV
Fg.3. MCB 3 cực

    2. MCCB (Moulded case circuit breaker) hay còn gọi là at khối, thường được sử dụng cho tải có công suất lớn, dòng điện định mức lớn hơn 100A, dòng cắt ngắn mạch có thể lên tới 80kA . MCCB là một khối tổng hợp hoàn chỉnh, có khả năng lắp thêm các module phụ trợ khác như các cuộn đóng cắt, motor nạp lò xo, các cơ chế giám sát, điều khiển từ xa. Vì các lý do đó, MCCB thường được sử dụng trong công nghiệp và giá thành cũng cao hơn MCB rất nhiều.
Hình ảnh MCCB
 Fg.4. MCCB

       3. RCCB (Residual Current Circuit Breaker) hay at chống giật. RCCB có kích thước như một MCB 2P, thường được lắp trước các thiết bị có nguy cơ rò điện ra vỏ cao như máy giặt, tủ lạnh, bình nóng lạnh.

RCCB phát hiện rò điện bằng cơ chế so sánh dòng điện qua 2 cực L và N. 
Khi chênh lệch dòng điện qua 2 cực vượt quá trị số quy định của thiết bị (thường là 30mA) sẽ làm cơ cấu bảo vệ tác động, thực hiện cách ly nguồn điện khỏi tải (nhảy at).

Với thiết bị này ta cần quan tâm đến 2 thông số quan trọng nhất là chỉ số dòng rò (thường là 30mA) và thời gian đáp ứng (không quá 0.1s). Tham khảo thêm tiêu chuẩn IEC61009-1.

Cần lưu ý khi sử dụng RCCB đó là sản phẩm này không có chức năng bảo vệ quá tải như MCB, MCCB. Do đó, để đảm bảo an toàn ta nên sử dụng kết hợp RCCB và MCB (tham khảo thêm trong bài: Thiết Bị Điện - Sơ Đồ Mạng Điện An Toàn của SAMVINA).

        4. RCBO (Residual Current Circuit Breaker with Over-current Protection) hay at chống giật có bảo vệ quá tải. RCBO cũng có kích thước bằng MCB 2P. RCBO vừa có chứng năng chống dòng rò vừa có chức năng bảo vệ quá tải.
Hiểu một cách nôm na: RCBO = RCCB + MCB.


Át chống giật RCBO Panasonic - Model BBDE22031CNV
Fg.5. RCBO

        5. ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker), ELCB có các chức năng tương đương với RCBO nhưng cấu tạo như một MCCB.
Có thể so sánh:
            RCBO = RCCB + MCB.
            ELCB = RCCB + MCB


ELCB Mitsubishi
Fg.6. ELCB

Trên đây là một số thông tin sơ lược để các bạn có thể hiểu và phân biệt được các thiết bị đóng cắt aptomat thông dụng. 
Liên hệ với chúng tôi bất cứ lúc nào nếu bạn cần tư vấn thêm.
Hặc đăng ký nhận các thông tin hữu ích tại SAMVINA





                                                                                                     SAMVINA
                                                                                                   Your Best Engineering Solution
[/tintuc]

Sản phẩm