IPLV hay NPLV là gì?
IPLV (Integrated part load value): hệ số chạy non tải tích hợp.
NPLV (Non standard part load value): hệ số chạy non tải phi tiêu chuẩn.
IPLV hay NPLV được sử dụng để đáng giá hiệu suất của chiller ở những mức tải khác nhau. Phương phapr tính của IPLV và NPLV là tương tự nhau. Điểm khác biệt duy nhất giữa hai thông số là IPLV được tính dựa trên điều kiện theo tiêu chuẩn AHRI_Standard_550-590(Table-1). Còn NPLV theo điều kiện của từng công trình.
Tại sao cần xác định IPLV hoặc NPLV?
Hiệu suất COP và EER được tính toán trong điều kiện chạy đầy tải nhưng trong thực tế, chiller hiếm khi hoạt động ở mức 100% công suất. Do đó, để đánh giá hiệu suất chiller ở những điều kiện non tải khác nhau được tiến hành bằng cách tính toán giá trị IPLV hoặc NPLV. Hiệu suất của chiller được đo đạc ở các mức tải 100%, 75%, 50% và 25% để tính toán gián trị IPLV hoặc NPLV.
Tính toán IPLV và NPLV
Việc tính toán IPLV hoặc NPLV cho một hệ thống lạnh chiller được thực hiện theo các bước sau:
- Xác định hiệu suất hệ thống khi hoạt động tại các mức tải 100%, 75%, 50% và 25% với điều kiện xác định theo bảng 1 và 3 tiêu chuẩn AHRI_Standard_550-590.
- Tính giá trị IPLV hoặc NPLV theo Phương trình sau với đơn vị tương tự hệ số COP và EER:
IPLV or NPLV = 0.01·A + 0.42·B + 0.45·C + 0.12·D
Trong đó,
A = COP hoặc EER ở mức 100% tải
B = COP hoặc EER ở mức 75% tải
C = COP hoặc EER ở mức 50% tải
D = COP hoặc EER ở mức 25% tải
Sử dụng phương trình sau để tính IPLV hoặc NPLV với đơn vị kW/ RT:
A = Công suất tiêu thụ/ Công suất lạnh, ở mức 100% tải
B = Công suất tiêu thụ/ Công suất lạnh, ở mức 75% tải
C = Công suất tiêu thụ/ Công suất lạnh, ở mức 50% tải
D = Công suất tiêu thụ/ Công suất lạnh, ở mức 25% tải
Để nhận được những tư vấn chuyên sâu về hệ thống điều hòa không khí cũng như các hệ thống cơ điện khác xin liên hệ với SAMVINA - Hotline: 0936.074763
[/tintuc]
[giaban]75,000[/giaban]
[giacu][/giacu]
[tomtat]
Khóa atomat được sử dụng để khóa attomat (MCB) khi cần sửa chữa điện. Sản phẩm khuyến cáo nên được sử dụng cùng với khóa an toàn LOTO (tham khảo link: Khóa an toàn LOTO)
- Vật liệu: vỏ khóa đúc bằng nhựa ABS
- Lõi và ngàm khóa: thép mạ kẽm
- Màu sắc: đỏ
CHÚ Ý: SẢN PHẨM KHÔNG KÈM THEO KHÓA LOTO
Liên hệ: 0936074763
Email: samvn.info@gmail.com
[giaban]155,000[/giaban]
[giacu]185,000[/giacu]
[tomtat]
Khóa an toàn LOTO có nhiều ứng dụng tuy nhiên được sử dụng chủ yếu cùng khóa át để khóa atomat (MCB) khi cần sửa chữa điện.
(tham khảo sản phẩm khóa Atomat tại link: Khóa Atomat)
- Vật liệu: vỏ khóa đúc bằng nhựa ABS
- Còng khóa: nilon, kích thước 38mm
- Lõi và chìa: thép không rỉ
- Màu sắc: đỏ
CHÚ Ý: SẢN PHẨM KHÔNG KÈM THEO KHÓA ÁT
Liên hệ: 0936074763
Email: samvn.info@gmail.com
Ngày nay, khi nói đến tiện nghi trong công trình người ta chỉ nghĩ đến các thiết bị điều hòa không khí mà quên đi vai trò vô cùng to lớn của hệ thống thông gió.
Nếu như điều hòa không khí đem lại cảm giác mát mẻ về mùa hè hay ấm áp vào mùa đông thì thông gió lại giúp cung cấp oxy và loại bỏ không khí quẩn cũng như mùi khó chịu trong căn phòng của bạn.
Thiết bị quan trọng nhất của một hệ thống thông gió chính là máy quạt, tuy nhiên không phải ai cũng biết làm thế nào để chọn được một thiết bị phù hợp cho mục đích sử dụng của mình. Dưới đây là một số thông số kỹ thuật cơ bản nhất của một thiết bị quạt:
- Lưu lượng:
Lưu lượng hay lưu lượng gió (không khí) là thể tích không khí di chuyển qua quạt trong một đơn vị thời gian.
Đơn vị: m3/h, L/s
Ký hiệu: Q
Trong tính toán, ta còn sử dụng thuật ngữ lưu lượng khối lượng, ký hiệu là G, với:
G = Q x ρ, kg/s
Với ρ là khối lượng riêng của không khí, lấy bằng 1.2 kg/m3 - Cột áp:
Cột áp quạt (P - Pressure), đơn vị Pa (Pascal), bao gồm 2 thành phần: cột áp tĩnh (Ps – Static pressure) và cột áp động (Pd – Dynamic pressure):
P = Ps + Pd - Trong đó:
Cột áp tĩnh: được hiểu là áp suất cần thiết để dòng không khí thắng được trở lực gây ra bởi sức cản của đường ống, và cảu khối vật liệu trong đường ống,... Nó cũng tương tự như áp suất cần thiết để làm căng một quả bóng.
Cột áp tĩnh thường được thể hiện bằng đơn vị Pa (Pascal) hoặc mmH2O (milimet nước). Với:
1 mmH2O = 9.8 Pa
Cột áp động: là áp suất cần thiết để dòng không khí di chuyển được với vận tốc v, đơn vị Pa.
Dựa vào phương trình Bernoulli ta có thể tính được cột áp tổng như sau:
P = ρ*v2/g + mgh, Pa
Trong đó:
ρ: khối lượng riêng của không khí, lấy bằng 1.2 kg/m3
v: vận tốc dòng khí, m/s
g: gia tốc trọng trường, bằng 9.8 m/s2
h: chiều cao cột không khí, m
- Công suất quạt (N, kW):
- Công suất lý thuyết (NLT): công suất tối thiểu để tạo ra lưu lượng gió (Q) và áp suất tĩnh (PS) với hiệu suất lý thuyết là 100%
NLT = Q*Ps/102
NLT: công suất lý thuyết, kW
Q: lưu lượng, m3/s
Ps: cột áp tĩnh, mmH2O
- Công suất thực tế (NTT): công suất cần thiết của động cơ để kéo quạt, bao gồm các tổn thất cơ khí, tổn thất truyền động, tổn thất động cơ
NTT = NLT/ ηT - Hiệu suất tĩnh (ηT): tỷ lệ giữa công lý thuyết so với công thực tế:
ηT = NLT/ NTT * 100%
- Hiệu suất cơ hay hiệu suất tổng (ηC): tương tự như trên nhưng thay cột áp tĩnh (PS) bằng cột áp tổng (P) để tính công suất lý thuyết.
- Độ tăng nhiệt độ của dòng khí qua quạt, Δt (oK):
Δt = 10-3 P
P: Cột áp tổng của quạt, Pa
[/tintuc]
Tính toán tải nhiệt cho không gian điều hòa là bước quan trọng nhất trong quá trình thiết kế một hệ thống điều hòa không khí (ĐHKK). Sau đó, việc cần làm tiếp theo là tính toán lượng gió cấp và xác định kích thước dàn lạnh phù hợp. Lựa chọn sai kích thước dàn sẽ ảnh hướng lớn đến hiệu suất hoạt động của toàn bộ hệ thống. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách để tính toán lựa chọn kích thước dàn lạnh thông qua một ví dụ đơn giản.
Ví dụ:
Các thông số cần thiết để tính toán cho không gian điều hòa bao gồm các thành phần tải nhiệt, điều kiện ngoài trời (mùa hè) và các yêu cầu tiện nghi như dưới đây:
· Nhiệt hiện (mùa hè): 10 kW
· Nhiệt ẩn: 3kW
· Điều kiện thiết kế trong nhà (nhiệt độ, độ ẩm): 24ºC, 55%RH
· Điều kiện thiết kế ngoài nhà (tương ứng điều kiện ĐHKK cấp II tại Hà Nội): 36.1ºC, 55.1%RH (tham khảo phụ lục B - TCVN 5687-2010 cho điều kiện thời tiết các địa phương khác nhau tại Việt Nam)
· Lượng gió tươi tối thiểu cho người ở là 200 L/s. Thông số này thay đổi tùy vào chức năng của không gian phòng, như: khu Văn phòng, Nhà hát, Hành lang, v.v. (Tham khảo phụ lục F - TCVN 5687-2010)
· Nhiệt độ gió cấp chấp nhận được vào mùa hè: 14ºC
Bước 1:
Lưu lượng và nhiệt độ gió cấp (trong trường hợp làm mát)
Nhiệt hiện được tính toán qua công thức:
Qs = m x cp x Δt
10 = m x 1.026 × (24-14)
m = 0.975 kg/s
Qs = nhiệt hiện, kW
cp = Nhiệt dung riêng của không khí, kJ/kg K
Δt = Chênh lệch nhiệt độ giữa gió cấp và nhiệt độ phòng, K
m = lưu lượng khối của không khí, kg/s
Nhiệt ẩn được tính toán theo công thức sau:
Ql = m hfg Δg
3 = 0.975 × 2450 × Δg
Δg = (gr – gs) = 0.00126 kg/kg
Ql = Nhiệt ẩn, kW
m = lưu lượng khối của không khí, kg/s
hfg = Nhiệt ẩn bay hơi, kJ/kg
Δg = Chênh lệch độ chứa hơi của gió cấp và không khí trong phòng, (gr – gs)
Tra đồ thị nhiệt ẩm của không khí (Tra cứu online) ta có độ chứa hơi của không khí trong phòng (gr) là 0.0103 kg/kg. Từ đó, tính được độ chứa hơi của gió cấp (gs) như sau:
gs = 0.0103 – 0.00126 = 0.00904 kg/kg
Do đó, điều kiện gió cấp mùa hè là 0.975 kg/s ở 14ºC và gsbằng 0.00904 kg/kg
Thể tích riêng của hơi ẩm ở điều kiện này là 0.825 m3/kg, ta tính được lưu lượng gió cần thiết:
V= m x v = 0.975 × 0.825 = 0.8044 m3/s
Bước 2:
Xét đến lượng gió tươi tối thiểu cần cấp vào là 200L/s, giá trị này tương ứng với 25% gió tươi và 75% gió tuần hoàn.
Công suất dàn – Có thể xác định các thông số ở điều kiện hòa trộn và tính toán kích thước dàn lạnh
m x tm = (mr × tr) + (mo× to)
0.975 × tm = (0.75 × 0.975 × 24) + (0.25 × 0.975 × 36.1)
tm = 27ºC
m x gm = (mr × gr) + (mo× go)
0.975 × gm =(0.75 × 0.975 × 0.0103) + (0.25 × 0.975 × 0.021).
gm = 0.01298 kg/kg
Bước 3:
Q = m Δh = (ha – hm)
Tra đồ thị nhiệt ẩm với các thông số t và g ta được:
§ Enthalpy tại điểm hòa trộn là 60.25 kJ/kg
§ Enthalpy của gió cấp là 36.919 kJ/kg
Qc = 0.975 × (60.25 – 36.919)
= 22.75 kW
Lưu lượng nước lạnh cần thiết qua dàn:
Giả sử nhiệt độ nước lạnh cấp – hồi qua dàn là 7 và 12 ºC
Qc = w cp Δt
Với Δt = (tf – tr)
22.75 = w x 4.2 × 5
w = 1.08 kg/s = 65 L/phút = Lưu lượng nước lạnh qua dàn
Các giả định:
• Bỏ qua tổn thất của quạt và ống gió
• Không tính đến hiệu suất cũng như hệ số by-pass của dàn lạnh trong ví dụ này
• Chưa xét đến nhiệt độ đọng sương của dàn lạnh